Sắt ký hiệu Fe là một vi chất vô cùng cần thiết, giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, đủ chất, làm con người phát triển toàn diện hơn.
Thiếu sắt là một trong những tình trạng thường gặp ở cơ thể người, việc thiếu sắt trầm trọng trong một thời gian dài sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Cho nên, khi gặp phải tình huống này hoặc kể cả khi không gặp thì bạn cũng cần bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt sau vào cơ thể.
Tác hại khó lường khi thiếu Sắt
Trong cơ thể, sắt đóng vai trò rất quan trọng giúp tạo ra các loại enzym hô hấp và là một trong những vi lượng không thể thiếu đối với cơ thể. Trong trường hợp bị thiếu sắt, cơ thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như:
- Thiết máu lên não gây hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, trí nhớ kém, mau quên.
- Các bệnh về cơ bắp, tim mạch có nguy cơ tăng cao.
- Mắt, môi trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống.
- Đối với trẻ em thiếu sắt thường bị táo bón, còi xương, chậm phát triển.
Những thực phẩm giàu sắt
Nếu gặp phải những biểu hiện mà chúng tôi vừa kể trên thì có thể cơ thể bạn đang thiếu một lượng lớn chất sắt. Và như vậy bạn cần phải bổ sung ngay lập tức. Thay vì sử dụng các thực phẩm chức năng thì người thiếu sắt nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như:
Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ giàu chất sắt phải kể đến như sò, trai, hàu,…. Những loại hải sản này có chứa một loại sắt mà cơ thể có khả năng hấp thụ một cách nhanh chóng. Đặc biệt hải sản giàu sắt còn rất tốt cho tim mạch nhờ hàm lượng cholesterol tăng lên.
Phần trăm hàm lượng sắt chứa trong các loại hải sản như sau:
- 100 gam con trai thì chứa 28% sắt.
- 100 gam hàu thì có chức 10.2 gam sắt.
Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn được gọi là rau chân vịt, rau bina. Đây là một trong những loại rau xanh chứa hàm lượng sắt cao nhất, chỉ đứng sau măng tây. Cứ 100 gam cải bó xôi sẽ chứa 3,2 gam sắt.
Mặc dù loại sắt chứa trong cải bó xôi hấp thụ rất chậm. Tuy nhiên, trong cải bó xôi lại chứa một lượng lớn vitamin C nên nhờ vậy mà cơ thể lại hấp thu được sắt nhanh chóng.
Thay vì sử dụng riêng thì bạn có thể kết hợp cải bó xôi cùng với các loại chất béo lành mạnh như dầu oliu. Chính sự kết này sẽ mang lại lợi ích tối đa từ cải bó xôi, giúp cải thiện tình hình sức khỏe của người thiếu sắt nhanh chóng và ổn định.